BIOS (Basic Input/Output System – hệ thống nhập/xuất cơ bản) thường được tích hợp trên mainboard dưới dạng bộ nhớ chỉ đọc nên còn được gọi là ROM BIOS. Ngày nay, các BIOS được thiết kế dưới dạng Flash ROM, nghĩa là có thể thay đổi nội dung một cách linh hoạt bằng chính các chương trình do các nhà sản xuất viết ra.
Vai trò của BIOS
BIOS thực ra là một tập hợp các chương trình nhỏ được tự động nạp và giữ quyền điều khiển khi máy tính mới bật lên, BIOS có vai trò như sau:
– Kiểm tra các thành phần của máy tính khi mới khởi động. Quá trình này gọi là POST-Power Of Selt Test. POST kiểm tra các thiết bị bộ nhớ, bo mạch chính, card màn hình, ổ mềm, ổ cứng, bàn phím, chuột… xem chúng có sẵn sàng làm việc không?
– Chuyển giao quyền điều khiển cho hệ điều hành. Sau quá trình POST, BIOS tìm cung mồi trên thiết bị khởi động (lần lượt theo trình tự được quy định trong CMOS có thể là đĩa mềm, đĩa cứng, CD, card mạng…). Nếu thấy, nó sẽ nạp cung mồi vào bộ nhớ, đến lượt cung mồi tìm hệ điều hành trên thiết bị nhớ để nạp và trao quyền điều khiển cho hệ điều hành.
– Sau khi hệ điều hành được nạp, BIOS làm việc với bộ xử lý (command.com) để giúp các chương trình phần mềm truy xuất các thiết bị của máy tính.
Như vậy, kể từ khi máy tính mới bật lên cho đến khi tắt, BIOS luôn luôn hoạt động và là môi trường trung gian giữa phần mềm và phần cứng nên chi phối khá nhiều hoạt động của máy. Vì vậy mà nhiều hãng, (ví dụ như Gigabyte) còn tích hợp hai BIOS trên cùng một mainboard gọi là Dual BIOS, để phòng khi BIOS chính (main BIOS) bị hỏng thì đã có backup BIOS sẵn sàng phục vụ.
Thiết bị nạp Bios: Khôi phục và nâng cấp bios
Tham khảo thêm Hệ thống máy móc hiện đại hiện đang được sử dụng trong quá trình sửa chữa tại BỆNH VIỆN MÁY TÍNH HÀ NỘI: